|
Vốn là một dân tộc giàu óc thẩm mỹ và tiềm năng sáng tạo, nên ngay từ khi sang cai trị và tiếp xúc với nước ta, nhà cầm quyền Pháp đã nhận thấy nghệ nhân Việt Nam rất khéo tay và thông minh, có thể làm ra nhiều vật dụng với những kiểu mẫu rất đẹp nên đã lập ra một số trường mỹ thuật thực hành (nghệ thuật ứng dụng) ở Nam Kỳ vào những năm đầu thế kỷ XX như: Trường Bá nghệ ở Thủ Dầu Một (Bình Dương) vào năm 1901, Trường Mỹ thuật Biên Hòa (Đồng Nai) vào năm 1903 và Trường vẽ Gia Định năm 1913 để truyền đạt có hệ thống chuẩn mực kiến thức trang trí mỹ nghệ thực hành. “Trường dạy vẽ” (École de Design), thường gọi là Trường vẽ Gia Định được thành lập năm 1913 là tiền thân của Trường ĐH Mỹ thuật Tp.HCM ngày nay. Năm 1917, Trường vẽ Gia Định là trường mỹ thuật duy nhất được xếp vào loại “trường trung học đệ nhất cấp” và được nhận là hội viên của Hiệp hội Trung ương Trang trí Mỹ thuật Paris. Đây là cột mốc quan trọng vì lần đầu tiên học sinh của trường được tiếp xúc với hội họa phương Tây. Trường bắt đầu đào tạo có hệ thống, có phương pháp khoa học thay cho cách đào tạo truyền nghề. Tháng 10 năm 1954 khi thực hiện Hiệp định Giơnevơ, đất nước tạm thời chia làm hai miền, theo nguyện vọng của giới họa sỹ, chính quyền lúc bấy giờ đã chấp thuận thành lập Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật tại Sài Gòn. Năm 1971, Trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định đổi tên thành Trường Quốc gia Trang trí Mỹ thuật. |
Chặng đường 110 năm Hình thành và Phát triển từ Trường Vẽ Gia Định đến Trường Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh (1913 - 2023)
Trường Đại Học Mỹ Thuật TP.HCM Tiếp Đón và Giao Lưu Đoàn Họa Sĩ Thái Lan
Sáng ngày 03 tháng 08 năm 2022, trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM đã tiếp đón và giao lưu cùng đoàn họa sĩ Thái Lan tại phòng họp lầu 3 Tòa nhà Hiệu bộ (nhân triển lãm Việt - Thái 2022 tại Hội Mỹ thuật Tp.HCM).
Ngày 01/03/2023 trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM đã tiếp đón đoàn trường Đại học Nam Úc (University of South Australia) tới tham quan và xây dựng kế hoạch chương trình Hợp tác quốc tế về đào tạo và giao lưu học thuật tại phòng họp lầu 3 tòa nhà Lý thuyết.